Những điểm chính cần nhớ từ đồng thuận của ACC về xử trí xuất huyết ở bệnh nhân dùng kháng đông đường uống:
1. Chảy máu lớn, hemoglobin giảm ≥ 2 g/dl, hay cần truyền ≥ 2 đơn vị hồng cầu, gây mất ổn định huyết động. Khi đó, phải tạm thời ngừng kháng đông và khởi động các biện pháp kiểm soát nguồn chảy máu.
2. Bất kỳ trường hợp chảy máu nào cần nhập viện, thủ thuật, phẫu thuật hay truyền máu đều có thể cần tạm ngừng kháng đông cũng như dùng các biện pháp thích hợp để kiểm soát nguồn chảy máu.
3. Khi không có xét nghiệm định lượng (ví dụ: thời gian thrombin pha loãng với dabigatran, anti-factor Xa đối với thuốc ức chế yếu tố Xa), có thể sử dụng các xét nghiệm định tính.
4. Đối với bệnh nhân dùng dabigatran, thời gian thrombin hoặc thời gian thromboplastin hoạt hoá từng phần bình thường thường có thể loại trừ nếu sử dụng thuốc thử nhạy. Định lượng anti-Xa có thể được sử dụng trong trường hợp dùng thuốc ức chế yếu tố Xa.
5. Đối với những bệnh nhân chảy máu nặng hay chảy máu cần can thiệp, dùng vitamin K giúp đảo ngược tác dụng của VKA. Kháng kết tập tiểu cầu cũng có thể tạm ngưng.
6. Nên cân nhắc sử dụng các thuốc "đảo ngược" hay cầm máu trong trường hợp chảy máu đe dọa tính mạng hoặc chảy máu lớn không giải quyết được qua xử trí ban đầu. Các thuốc đảo ngược tác dụng kháng đông không nên dùng trong hầu hết trường hợp không có chảy máu lớn.
7. Đối với bệnh nhân dùng warfarin hoặc VKA khác, cần sử dụng phức hợp prothrombin đậm đặc bốn yếu tố (4f-PCC). Huyết tương tươi đông lạnh có thể được sử dụng nếu không có 4f-PCC.
8. Đối với bệnh nhân dùng dabigatran, nên sử dụng idarucizumab 5 mg IV. PCC hoặc PCC hoạt hoá có thể được sử dụng nếu idarucizumab không có sẵn.
9. Với thuốc ức chế yếu tố Xa, cần dùng andexanet alpha. PCC có thể được sử dụng nếu andexanet alpha không có sẵn.
10. Sau khi tình trạng xuất huyết được kiểm soát, nên đánh giá để khởi động lại kháng đông. Nếu bệnh nhân có nguy cơ huyết khối thấp (ví dụ, rung nhĩ với điểm CHA2DS2-VASc < 2-3, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch > 3 tháng trước), nên ngừng kháng đông. Nếu xuất huyết ở cơ quan quan trọng hay nguồn chưa thể xác định, nên trì hoãn khởi động lại kháng đông. Tất cả các bệnh nhân khác nên dùng lại kháng đông càng sớm càng tốt, ngay khi được đánh giá an toàn.

Tài liệu tham khảo:
1. https://www.onlinejacc.org/.../2020/07/01/j.jacc.2020.04.053
2. https://www.acc.org/.../2020-acc-expert-consensus...