1. Đau thắt ngực là gì?

Đau thắt ngực là thuật ngữ dùng để chỉ cơn đau hoặc cảm giác khó chịu ở vùng ngực, xảy ra khi khả năng cấp máu của động mạch vành không đủ nhu cầu nuôi cơ tim, thường do mảng xơ vữa trong thành mạch.
Khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, bạn sẽ cảm giác như bị đè ép vùng ngực, đặc biệt là vùng ngực trái và sau xương ức, thời gian có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Thậm chí, cơn đau có thể lan ra cổ, hàm, vai, cánh tay hoặc vùng lưng.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Critical Care (Mỹ), triệu chứng đau thắt ngực ở nam giới thường nặng hơn phụ nữ và mức độ tăng lên khi gắng sức. Đáng lo ngại, nhiều phụ nữ chỉ mô tả triệu chứng ở mức không điển hình như khó chịu vùng cổ, bụng trên hoặc lưng – đây là những dấu hiệu rất dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua.

2. Vì sao xuất hiện cơn đau thắt ngực?
Có nhiều nguyên nhân gây đau ngực và phần lớn liên quan đến vấn đề về tim hoặc phổi. Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh mạch vành. Quá trình xơ vữa lòng mạch tiến triển dần, thành mạch dày lên, mất tính đàn hồi và kết cục sau hết là làm giảm lượng máu đến nuôi cơ tim.
Nguy cơ này tăng lên mạnh mẽ với sự hiện diện của các yếu tố:
Lúc này, cán cân cung – cầu oxy cơ tim bị lệch, cơ tim không nhận đủ máu nuôi, từ đó gây đau thắt ngực. Sự xuất hiện của mảng xơ vữa cũng làm tăng cao nguy cơ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch. Biến cố nhồi máu cơ tim xảy ra và đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Cũng cần lưu ý, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim không phải là “thủ phạm” duy nhất gây đau ngực. Các nguyên nhân gây đau ngực ít phổ biến hơn như:
  • Bóc tách động mạch chủ;
  • Viêm màng ngoài tim;
  • Đau cơ sau khi vận động;
  • Viêm khớp sụn sườn;
  • Bệnh Zona, do nhiễm virus herpes;
  • Vấn đề của đường tiêu hóa như ợ nóng, trào ngược acid dạ dày, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích,…
3. Ai có nguy cơ bị đau thắt ngực?
Bất kỳ ai cũng có thể bị đau thắt ngực, song cơn đau sẽ dễ xuất hiện hơn ở những đối tượng sau:
  • Người cao tuổi;
  • Người mắc bệnh tăng huyết áp;
  • Người bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu);
  • Người mắc bệnh đái tháo đường;
  • Người hút thuốc lá, béo phì, lối sống thiếu lành mạnh, khoa học;

4. Đau thắt ngực có nguy hiểm không?

  • Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình nhất cảnh báo bệnh tim mạch, đặc biệt cần cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim, biến cố cấp tính với tỷ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. 
  • Khi triệu chứng đau thắt ngực tiến triển trầm trọng, kéo dài, không giảm dù có uống thuốc và nghỉ ngơi, đây là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim có thể xảy ra. Lúc này, thời gian “vàng” để cấp cứu người bệnh chỉ trong vòng 1-2 giờ, kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Bất kỳ sự chậm trễ hay trì hoãn nào cũng có thể khiến cơ tim chịu tổn thương không hồi phục và cướp đi tính mạng của người bệnh tức thì.
 

Nếu thấy cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều lần hay mức độ nặng dần, kèm triệu chứng khó thở, hạn chế trầm trọng khả năng gắng sức,…đó có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh mạch vành tiến triển nặng. Tuyệt đối không thể chủ quan ngay từ khi cơn đau thắt ngực xuất hiện, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, ngay tại Phòng khám Nội Tổng quát - Tim mạch THIÊN PHÚC để được tư vấn và điều trị kịp thời.