1. Nhồi máu cơ tim là gì?

Tim có nhiệm vụ bơm máu đi nuôi cơ thể, tim được nuôi dưỡng bởi hệ động mạch vành. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi có sự tắc toàn toàn hoặc 1 phần động mạch, dẫn đến tim không được cung cấp đủ máu nuôi. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như suy tim, đột tử và sốc tim, ...

Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, các triệu chứng khác mà bệnh nhân có thể gặp phải như: hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, tụt huyết áp, vã mồ hôi, kích thích, ngất,...

 

2. Nhồi máu cơ tim có di truyền không?

Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch thường gặp ở Việt Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi xảy ra, nó để lại hậu quả và biến chứng nặng nề cho người bệnh. Vì vậy, khi có người thân trong gia đình gặp biến cố này, không ít người lo lắng liệu rằng “nhồi máu cơ tim có di truyền không?”.
Bản thân nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch, là hậu quả của tình trạng xơ vữa mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, ... Vì vậy, bản thân nhồi máu cơ tim KHÔNG có tính di truyền, nhưng các yếu tố nguy cơ của nó lại chịu ảnh hưởng của yếu tố gia đình, nghĩa là khi bố mẹ, anh chị em ruột bạn mắc phải thì bạn có nguy cơ cao hơn.
 

Do đó, khi có người thân trong gia đình bị nhồi máu cơ tim, các thành viên còn lại nên kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên, làm các xét nghiệm mỡ máu, tầm soát đái tháo đường để xem xét yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Điều này giúp phát hiện sớm tình trạng xơ vữa động mạch và có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả để làm chậm diễn tiến hoặc ngăn ngừa bệnh xảy ra.
Trong một số trường hợp, nhồi máu cơ tim xảy ra lần đầu tiên có thể để lại hậu quả nặng nề như tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy, dự phòng nhồi máu cơ tim rất quan trọng và nên bắt đầu bằng việc đánh giá nguy cơ, sau đó lập kế hoạch kiểm soát, điều trị. Để được tầm soát, thăm khám và điều trị hiệu quả, quý khách hàng hãy tìm đến Phòng khám Nội Tổng quát - Tim mạch THIÊN PHÚC.